Địa điểm kinh doanh là một dung bắt buộc có khi đăng ký doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với công ty. Bạn nên chọn địa điểm kinh doanh phù hợp để thuận lợi thực hiện thủ tục doanh nghiệp. Vì vậy, bạn có thể làm thủ tục chấm dứt địa điểm kinh doanh nếu thấy không phù hợp. Trình tự thực hiện sẽ được Luật Gia Hoàn tư vấn dưới đây.
1. Cơ sở pháp lý quy định thủ tục chấm dứt địa điểm kinh doanh
Cơ sở pháp lý quy định thủ tục chấm dứt địa điểm kinh doanh là các văn bản sau:
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
2. Các trường hợp chấm dứt địa điểm kinh doanh
Thông thường, doanh nghiệp làm thủ tục chấm dứt địa điểm kinh doanh trong các trường hợp:
- Do quyết định của công ty
- chấm dứt địa điểm kinh doanh do tạm ngừng quá thời hạn
3. Hồ sơ chấm dứt địa điểm kinh doanh
Hồ sơ chấm dứt địa điểm kinh doanh sẽ bao gồm:
- Thông báo chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh (theo mẫu);
- Quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu
- Quyết định của Chủ tịch HĐTV hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty TNHH một thành viên,
- Quyết định của HĐTV đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên,
- Quyết định của HĐQT đối với công ty cổ phần,
- Quyết định của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh
- Biên bản họp của HĐTV Công ty trách nhiệm hữu hạn, HĐQT của Công ty Cổ phần;
- Văn bản ủy quyền (nếu có)
4. Trình tự thực hiện
Bước 1: Ra quyết định chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh
HĐTV/chủ sở hữu/ĐHĐCĐ thông qua quyết định chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh. Quyết định phải có các nội dung chủ yếu theo quy định.
Bước 2: Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
Trước khi thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh thì bạn phải đăng ký với Cơ quan thuế. Việc này nhằm để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Bước 3: Gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh
10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động bạn gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Bạn cần lưu ý là Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.
Bước 4: Gửi thông báo cho cơ quan thuế
Sau khi tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh thì Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc chi nhánh chấm dứt hoạt động cho Cơ quan thuế.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của chi nhánh đến Phòng đăng ký kinh doanh.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh thì Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt hoạt động của chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh.
Việc chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức chấm dứt hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 5: Bố cáo thông tin
Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
Trên đây là phần giải đáp của Luật Gia Hoàn đối với vấn đề trên. Nếu bạn không thể tự mình làm các thủ tục doanh nghiệp thì hãy liên hệ với chúng tôi.
5. CÁC KÊNH HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN CHO DOANH NGHIỆP
Zalo: 0972.39.1526 – 0702.48.5555
Group zalo cập nhật chính sách, luật thuế mới: https://zalo.me/g/tfwshp852
Group zalo hỗ trợ chữ ký số, hóa đơn điện tử: https://zalo.me/g/fkqwcn211
Facebook Giám đốc : https://www.facebook.com/Luat.Gia.Hoan
Fanpage: https://www.facebook.com/LuatgiahoanHanoi0972391526
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCtWPfFBAlpJzu8Mbmu-1oSQ/videos