Tuy chữ ký số được nhiều doanh nghiệp thừa nhận sử dụng nhưng phạm vi còn bó hẹp. Pháp luật cho phép sử dụng nhưng không phải trong mọi trường hợp. Điều này theo chúng tôi đánh giá là phù hợp. Bởi sẽ ngăn ngừa được việc doanh nghiệp sẽ thực hiện các “giao dịch chui”, sử dụng bừa bãi. Khi đó, nhà nước sẽ rất khó kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp. Nguy cơ thiệt hại về kinh tế là rất lớn. Nhất là với các tập đoàn lớn có khả năng làm lũng loạn thị trường. Để tìm hiểu về “Ai được sử dung chữ ký số“, bạn đọc tham khảo bài viết sau:
1. Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý quy định giá trị pháp lý của chữ ký số là các văn bản sau đây:
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định số 130/2018/NĐ-CP
2. Thế nào là ký số? Chữ ký số?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP thì:
“Ký số” là việc đưa khóa bí mật vào một chương trình phần mềm để tự động tạo và gắn chữ ký số vào thông điệp dữ liệu.
“Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
- Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
- Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
3. Nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử
Việc sử dụng chữ ký số phải tuân theo nguyên tắc sau:
- Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký số để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch;
- Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký số có chứng thực;
- Lựa chọn tổ chức cung cấp chứng thực chữ ký số trong trường hợp thỏa thuận sử dụng chữ ký có chứng thực.
Chữ ký điện tử của cơ quan nhà nước phải được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
4. Ai được dùng chữ ký số?
Về việc ai là người giữ chữ ký số, hiện tại pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Theo quy định về nghĩa vụ của người ký chữ ký số nêu trên thì người giữ chữ ký số thể là người ký chữ ký số đó hoặc là người đại diện hợp pháp (đại diện theo hợp đồng ủy quyền).
5. Những trường hợp phải dùng chữ ký số:
Hiện tại không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng chữ ký số trong hoạt động kinh doanh. Bạn có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải sử dụng chữ ký số trong các trường hợp dưới đây:
- Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
- Hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, khi sử dụng hóa đơn điện tử phải có phần chữ ký số.
- Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin
Trên đây là phần giải đáp của Luật Gia Hoàn đối với vấn đề trên. Nếu bạn không thể tự mình làm các thủ tục doanh nghiệp thì hãy liên hệ với chúng tôi.
Luật Gia Hoàn – đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ chữ ký số. Nếu bạn đang cần đơn vị chuyên làm chữ ký số uy tín thì liên hệ với chúng tôi. Luật Gia Hoàn cam kết sẽ đem đến cho bạn dịch vụ khiến bạn hài lòng.
6. CÁC KÊNH HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN CHO DOANH NGHIỆP
Zalo: 0972.39.1526 – 0702.48.5555
Group zalo cập nhật chính sách, luật thuế mới: https://zalo.me/g/tfwshp852
Group zalo hỗ trợ chữ ký số, hóa đơn điện tử: https://zalo.me/g/fkqwcn211
Facebook Giám đốc : https://www.facebook.com/Luat.Gia.Hoan
Fanpage: https://www.facebook.com/LuatgiahoanHanoi0972391526
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCtWPfFBAlpJzu8Mbmu-1oSQ/videos