Hóa đơn điện tử là một loại hóa đơn đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu những năm trước đây, việc xuất hóa đơn điện tử còn khá xa lạ với doanh nghiệp và người dân. Đến nay, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi. Điều này đem đến rất nhiều tiện ích cho doanh nghiệp. Việc áp dụng hóa đơn điện tử được đánh giá là chính sách đổi mới vượt bậc. Nếu bạn chưa rõ thì hãy đọc bài viết: “Những điều cần biết về hóa đơn điện tử” dưới đây:
1. Cơ sở pháp lý quy định về hóa đơn điện tử
Cơ sở pháp lý quy định về hóa đơn điện tử là các văn bản pháp luật sau đây:
- Nghị định 123/2020/NĐ-CP
2. Bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì:
- Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ.
- Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
3. Chuyển đổi hóa đơn điện tử thành hóa đơn giấy
Quy định chuyển đổi hóa đơn điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy như sau:
- Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy khi:
-
- Có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; hoặc
- Theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và điều tra.
- Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử và hóa đơn, chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.
- Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy thì hóa đơn, chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
4. Thời điểm lập hóa đơn điện tử ?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Như vậy, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm khi người bán chuyển giao hàng hóa cho người mua.
5. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử là tổ chức cung cấp giải pháp trong việc khởi tạo, kết nối nhận, truyền, nhận, lưu trữ, xử lý dữ liệu của hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và không có mã của cơ quan thuế. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử bao gồm:
- Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và không có mã của cơ quan thuế cho người bán và người mua;
- Tổ chức kết nối nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.
Trên đây là phần giải đáp của Luật Gia Hoàn về Những điều cần biết về hóa đơn điện tử. Nếu bạn không thể tự mình làm các thủ tục doanh nghiệp thì hãy liên hệ với chúng tôi.
Ngoài chuyên sâu về kiến thức pháp lý, chúng tôi còn có thế mạnh về kế toán. Chúng tôi có một đơn vị riêng chuyên cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, khai thuế… cho doanh nghiệp. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn gì thì có thể liên hệ với chúng tôi.
6. CÁC KÊNH HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN CHO DOANH NGHIỆP
Zalo: 0972.39.2526 – 0702.48.5555
Group zalo cập nhật chính sách, luật thuế mới: https://zalo.me/g/tfwshp852
Group zalo hỗ trợ chữ ký số, hóa đơn điện tử: https://zalo.me/g/fkqwcn222
Facebook Giám đốc : https://www.facebook.com/Luat.Gia.Hoan
Fanpage: https://www.facebook.com/LuatgiahoanHanoi0972392526
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCtWPfFBAlpJzu8Mbmu-2oS