Với nền kinh tế phát triển như hiện nay thì nhu cầu thành lập công ty là rất lớn. Nhiều doanh nhân vẫn nghĩ rằng việc thành lập doanh nghiệp chỉ về mặt thủ tục rất đơn giản. Tuy nhiên, chi phí cho việc thành lập và hoạt động doanh nghiệp cũng là khoản không nhỏ. Sau khi thành lập, còn rất nhiều thủ tục, chi phí khác cần phải thực hiện. Vậy thành lập công ty thì cần đóng những loại thuế gì? Luật Gia Hoàn sẽ giải đáp giúp bạn trong bài viết dưới đây:
1. Cơ sở pháp lý quy định
Cơ sở pháp lý quy định những loại thuế doanh nghiệp cần đóng khi thành lập là:
- Nghị Định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP
2. Thành lập công ty thì cần đóng những loại thuế gì?
a) Lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài là khoản tiền phải nộp định kỳ hàng năm hoặc khi mới ra sản xuất, kinh doanh. Được dựa trên số vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/vốn đầu tư.
Thời hạn kê khai thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh
Nếu Doanh nghiệp chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Mức lệ phí là 02 triệu đồng/năm nếu doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống. Mức phí 03 triệu đồng/năm với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng phải đóng lệ phí môn bài. Một số trường hợp doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật.
b) Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Là thuế dựa trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.
Theo quy định tại Luật Thuế TNDN căn cứ tính thuế TNDN dựa trên thu nhập tính thuế và thuế suất, trong đó:
- Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế = thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
- Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác
c) Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ năm 2018 sẽ được áp dụng có thời hạn mức thuế suất TNDN nhỏ hơn mức thuế suất thông thường.
d) Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Theo quy định Luật Thuế GTGT, thuế được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
Phương pháp khấu trừ:Số thuế GTGT= Thuế GTGT đầu ra–Thuế GTGT đầu vào
Phương pháp trực tiếp:Số thuế GTGT= GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.
Thuế suất GTGT đối với các doanh nghiệp có các mức 0%, 5%, 10% tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh.
e) Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Là loại thuế mà công ty nộp thay cho người lao động, được tính theo tháng, kê thai theo tháng hoặc quý và kết toán theo năm.
Căn cứ tính thuế tncn dựa vào thu nhập chịu thuế và thuế suất, trong đó:
Thu nhập tính thuế TNCN= Thu nhập chịu thuế TNCN- Các khoản giảm trừ gia cảnh.
Thuế suất TNCN được quy định tại Điều 22 và Điều 23 Luật Thuế TNCN 2007 sửa đổi, bổ sung 2012, 2014
f) Thuế xuất nhập khẩu
Chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu, được tính dựa trên các phương pháp bao gồm:
Tính thuế theo tỷ lệ % dựa trên giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
Tính thuế theo phương pháp tuyệt đối và tính thuế theo phương pháp hỗn hợp. Trong đó số tiền thuế được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu hay nhập khẩu. Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
g) Thuế tài nguyên
Là loại thuế chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khai thác tài nguyên theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế tài nguyên năm 2009. Căn cứ tính thuế dựa trên sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất.
h) Thuế tiêu thụ đặc biệt
Là loại thuế chỉ áp dụng khi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Điều này được quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên:
- giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
- và thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trên đây là phần giải đáp của Luật Gia Hoàn về Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp. Nếu bạn không thể tự mình làm các thủ tục doanh nghiệp thì hãy liên hệ với chúng tôi.
Ngoài chuyên sâu về kiến thức pháp lý, chúng tôi còn có thế mạnh về kế toán. Chúng tôi có một đơn vị riêng chuyên cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, khai thuế… cho doanh nghiệp. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn gì thì có thể liên hệ với chúng tôi.
3. CÁC KÊNH HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN CHO DOANH NGHIỆP
Zalo: 0972.39.2526 – 0702.48.5555
Group zalo cập nhật chính sách, luật thuế mới: https://zalo.me/g/tfwshp852
Group zalo hỗ trợ chữ ký số, hóa đơn điện tử: https://zalo.me/g/fkqwcn222
Facebook Giám đốc : https://www.facebook.com/Luat.Gia.Hoan
Fanpage: https://www.facebook.com/LuatgiahoanHanoi0972392526
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCtWPfFBAlpJzu8Mbmu-2oS