Tên doanh nghiệp không chỉ để cơ quan Nhà nước dễ quản lý mà còn là dấu hiệu khách hang nhận biết doanh nghiệp. Vì vậy, tên doanh nghiệp là rất quan trọng. Trong quá trình hoạt động, nhiều doanh nhân có nhu cầu thay đổi tên doanh nghiệp. Có thể là do thay đổi loại hình kinh doanh hay do thay đổi ngành nghề kinh doanh… Để biết được thủ tục thực hiện như thế nào. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Gia Hoàn.
1. Căn cứ pháp lý quy định về thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý quy định về thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp bao gồm các văn bản pháp luật sau:
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
2. Những điều cần biết về tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp là một nội dung không thể thiếu khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp được hiểu là tên tiếng Việt của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có tên tiếng nước ngoài (thường là tiếng Anh) và tên viết tắt. Trong đó, tên tiếng Việt là bắt buộc, còn tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt có thể có hoặc không.
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp gồm 02 thành tố theo thứ tự: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Khi thay đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tên riêng, công ty đều phải thực hiện thủ tục thay đổi tên.
Việc đổi tên là theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp phải đổi tên khi tên đó xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
3. Cách đặt tên đúng quy định
Các doanh nghiệp có quyền thay đổi tên khi cần, nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc của pháp luật hiện hành. Theo đó, tên công ty không được phép trùng hoặc gây nhầm lẫn với những tên đã đăng ký trên phạm vi toàn quốc. Ngoại trừ trường hợp, tên dự định đặt trùng với tên đơn vị đã giải thể. Bên cạnh đó, tên doanh nghiệp mới vẫn phải đảm bảo có hai yếu tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp.
4. Cách xác định tên doanh nghiệp trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn
Theo Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cách xác định tên doanh nghiệp trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn như sau:
- Đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký.
- Trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái
- Chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”.
- Chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước. Hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”.
- Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
5. Hồ sơ thay đổi tên công ty
Muốn thực hiện thông báo việc thay đỏi tên công ty, bạn cần chuẩn bị hồ sơ sau:
- Thông báo thay đổi tên doanh nghiệp;
- Biên bản họp công ty về việc thay đổi tên doanh nghiệp (yêu cầu đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên).
- Quyết định thay đổi tên công ty.
- Giấy giới thiệu, giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ.
6. Nơi nộp hồ sơ đề nghị thay đổi tên doanh nghiệp
Trường hợp đổi tên doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
7. Thủ tục thay đổi tên công ty
Trình tự thực hiện việc thay đổi tên, địa chỉ doanh nghiệp
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiếp thành thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong trường hợp chưa đủ giấy tờ, cán bộ giải thích lý do trả hồ sơ và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung giấy tờ theo quy định.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi tiến hành thay đổi ngành, nghề đăng ký kinh doanh, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả. Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp không thay đổi.
Trên đây là tư vấn của Luật Gia Hoàn để trả lời câu hỏi: “Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp?” . Nếu bạn không thể tự mình làm các thủ tục doanh nghiệp thì hãy liên hệ với chúng tôi. Luật Gia Hoàn luôn sẵn sàng giúp bạn 24/7.
Luật Gia Hoàn chuyên cung cấp các dịch vụ doanh nghiệp, chữ ký số, hóa đơn điện tử… Chúng tôi luôn tự hào khi có đội ngũ chuyên viên và tư vấn viên giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, trong thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, đơn vị luôn nhận được tin tưởng từ phía khách hàng.
CÁC KÊNH HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN CHO DOANH NGHIỆP
Zalo: 0972.39.1526 – 0702.48.5555
Group zalo cập nhật chính sách, luật thuế mới: https://zalo.me/g/tfwshp852
Group zalo hỗ trợ chữ ký số, hóa đơn điện tử: https://zalo.me/g/fkqwcn211
Facebook Giám đốc : https://www.facebook.com/Luat.Gia.Hoan
Fanpage: https://www.facebook.com/LuatgiahoanHanoi0972391526
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCtWPfFBAlpJzu8Mbmu-1oSQ/videos