Hòa theo cuộc cách mạng khoa học công nghệ, hành lang pháp lý cũng có nhiều thay đổi. Điều này thấy rõ trong việc thực hiện thủ tục hành chính. Nhất là quy định về doanh nghiệp sử dụng chữ ký số. Có thể nói, việc ra đời của chữ ký số đã tạo nên hưởng ứng nhiệt tình của doanh nghiệp. Nhất là những doanh nghiệp lớn khi mà số lượng hồ sơ là khủng lồ. Ngoài ra, nhiều chuyên gia làm luật cũng đánh giá cao việc ứng dụng chữ số. Vậy chữ ký số là gì? Có mấy loại chữ ký số? Câu hỏi này sẽ được Luật Gia Hoàn giải đáp trong bài viết: “Những loại chữ ký số cần biết“.
1. Chữ ký số là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP thì:
“Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
- Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
- Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
2. Các loại chữ ký số
a) Chữ ký số USB Token
Chữ ký số USB Token là loại chữ ký số truyền thống và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nó là loại chữ ký số cần dùng đến thiết bị phần cứng tích hợp – USB Token. Người dùng khi ký số bằng chữ ký số USB Token cần cắm USB vào máy tính để thực hiện ký tài liệu điện tử.
Ưu điểm của chữ ký số USB Token:
- Khả năng bảo mật cực kỳ cao
- Dễ dàng sử dụng
- Giá thành tốt
- Khả năng lưu trữ lớn, cập nhật nhanh
- Xử lý thông tin với tốc độ cao, có dữ liệu lên tới 32 bit
Tuy nhiên, USB Token vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Bắt buộc phải kết nối với máy tính mới có thể thực hiện được các thao tác ký số
- Nếu máy tính xảy ra lỗi, USB Token cũng không thể sử dụng được
- Phụ thuộc vào một token duy nhất, không thể phân quyền người dùng
b) Chữ ký số SmartCard
Chữ ký số SmartCard là loại chữ ký số được thiết lập sẵn trên SIM do các nhà mạng nghiên cứu phát triển, có thể giúp người dùng sử dụng trên thiết bị di động nhanh chóng.
Tuy nhiên loại chữ ký số này vẫn còn nhiều hạn chế và nhược điểm khi phải phụ thuộc vào sim của các nhà mạng. Nếu người dùng có sim nằm ngoài vùng phủ sóng của nhà mạng hoặc có việc phải đi công tác nước ngoài thì việc ký số cũng không thể diễn ra được.
Ưu điểm của chữ ký số SmartCard:
- Sử dụng khá linh hoạt trong mọi trường hợp, mọi thiết bị
- Nhỏ gọn, tiện lợi bởi SmartCard đã được tích hợp cùng với sim điện thoại
- Chi phí sử dụng SmartCard khá thấp và hợp lý
Nhược điểm của chữ ký số SmartCard:
- Tính bảo mật chưa cao
- Khi sử dụng SmartCard, khách hàng bắt buộc phải dùng cả sim của cùng một nhà mạng để tích hợp ký số do nhà mạng đó cung cấp
- Trong trường hợp khách hàng đang ở nước ngoài hoặc ngoài vùng phủ sóng thì việc ký số bằng SmartCard sẽ không thể thực hiện được
c) Chữ ký số HSM
Chữ ký số HSM là loại chữ ký số sử dụng công nghệ HSM để lưu trữ cặp khóa điện tử và sử dụng các giao thức mạng để truyền nhận, xử lý lệnh ký.
Trong đó HSM (Hardware Security Module) là một thiết bị vật lý được dùng để quản lý cũng như bảo vệ các cặp khóa chứng thư số cho các ứng dụng xử lý mật mã và có tính xác thực mạnh. HSM có hình thức dạng một card PCI cắm vào máy tính hoặc là một thiết bị phần cứng độc lập có kết nối mạng.
Ưu điểm của chữ ký số HSM:
- Khả năng xác thực các thông tin ký số nhanh chóng và chính xác
- Mang tính pháp lý cao
- Áp dụng với số lượng ký lớn trong những giao dịch lớn
- Sử dụng ở mọi lúc mọi nơi, linh hoạt trong mọi trường hợp
- Tính bảo mật khá cao
- Đảm toàn sự nguyên vẹn của văn bản
Nhược điểm của chữ ký số HSM:
- Khó có thể kiểm soát được hết các luồng giao dịch khi sử dụng
- Lệ thuộc vào tài khoản, mã OTP, username – password,..
- Có thời hạn sử dụng nhất định
d) Chữ ký số từ xa
Chữ ký số từ xa (Remote Signature) hay còn được biết với một số cách gọi khác như: Chữ ký số không dùng USB Token, chữ ký số không cần USB, chữ ký số di động, chữ ký số online… là loại chữ ký số kiểu mới và được đánh giá là loại chữ ký số có công nghệ, tính năng và tính ứng dụng mạnh mẽ nhất.
Chữ ký số từ xa sử dụng công nghệ đám mây để ký số mà không cần sử dụng thêm bất kỳ thiết bị phần cứng nào.
Chữ ký số từ xa khắc phục hoàn toàn các nhược điểm của chữ ký số USB Token, khi cho phép người dùng ký số mọi lúc mọi nơi trên tất cả các thiết bị điện tử (mobile, PC, tablet…) mà không phụ thuộc vào các thiết bị phần cứng.
Ưu điểm của chữ ký số từ xa:
- Tốc độ ký nhanh, nhiều
- Đảm bảo tính an toàn, pháp lý
- Sử dụng linh hoạt ở mọi lúc mọi nơi
- Sử dụng không phụ thuộc vào các thiết bị phần cứng
Nhược điểm của chữ ký số từ xa: tiềm ẩn một số rủi ro về việc bị đánh cắp các dữ liệu số.
Trên đây là phần giải đáp của Luật Gia Hoàn đối với vấn đề trên. Nếu bạn không thể tự mình làm các thủ tục doanh nghiệp thì hãy liên hệ với chúng tôi.
Luật Gia Hoàn – đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ chữ ký số. Nếu bạn đang cần đơn vị chuyên làm chữ ký số uy tín thì liên hệ với chúng tôi. Luật Gia Hoàn cam kết sẽ đem đến cho bạn dịch vụ khiến bạn hài lòng.
3. CÁC KÊNH HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN CHO DOANH NGHIỆP
Zalo: 0972.39.1526 – 0702.48.5555
Group zalo cập nhật chính sách, luật thuế mới: https://zalo.me/g/tfwshp852
Group zalo hỗ trợ chữ ký số, hóa đơn điện tử: https://zalo.me/g/fkqwcn211
Facebook Giám đốc : https://www.facebook.com/Luat.Gia.Hoan
Fanpage: https://www.facebook.com/LuatgiahoanHanoi0972391526
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCtWPfFBAlpJzu8Mbmu-