Trong quá trình hoạt động, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu giảm vốn điều lệ. Dù là nguyên nhân gì thì bạn cũng phải thông báo với cơ quan nhà nước. Vậy thủ tục giảm vốn điều lệ được thực hiện như nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
1. Căn cứ pháp lý quy định thủ tục giảm vốn điều lệ
Căn cứ pháp lý quy định thủ tục giảm vốn điều lệ doanh nghiệp bao gồm các văn bản pháp luật sau:
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
2. Thế nào là vốn điều lệ?
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Vốn điều lệ có nghĩa ý quan trọng trong việc xác định tỉ lệ góp vốn của chủ sở hữu, các thành viên trong công ty. Từ đó, làm căn cứ để phân chia lợi nhuận, quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên tham gia góp vốn.
3. Tại sao phải giảm vốn điều lệ
Phần lớn, các doanh nghiệp phải giảm vốn điều lệ bởi các nguyên do sau:
- Khả năng tài chính của Doanh nghiệp thấp hơn mức vốn đã đăng ký.
- Thay đổi cơ cấu tổ chức công ty (chuyển đổi loại hình doanh nghiệp)
- Giải quyết yêu cầu rút vốn, mua lại vốn góp của các thành viên, cổ đông công ty
4. Các trường hợp giảm vốn điều lệ
a) Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ trong công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
- Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
- Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
- Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn

b) Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
- Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
- Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật Doanh nghiệp 2020.
c) Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần
Công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
- Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
- Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật Doanh nghiệp 2020;
- Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật Doanh nghiệp 2020.
d) Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty hợp danh
Vốn điều lệ của công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty hợp danh. Công ty hợp danh có thể giảm vốn điều lệ thông qua việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh.
5. Hồ sơ giảm vốn điều lệ
Muốn giảm vốn điều lệ, bạn phải chuẩn bị các hồ sơ sau:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên;
- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc giảm vốn điều lệ;
- Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
6. Thủ tục thực hiện
Sau khi đầy đủ hồ sơ, bạn mang tới Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư trực thuộc địa phương nộp. Ngoài ra, bạn có thể ủy quyền nộp cho người khác (bằng văn bản). Bạn cũng cần chuẩn bị khoản tiền để nộp lệ phí đăng bố cáo lúc nộp hồ sơ.
Sau khi nhận hồ sơ thành lập doanh nghiệp, cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra xem hồ sơ có hợp lệ hay không. Nếu như hồ sơ của doanh nghiệp còn thiếu hay không đạt yêu cầu thì cơ quan đăng ký sẽ thông báo ngay cho doanh nghiệp để sửa chữa và bổ sung kịp thời.
Những trường hợp bị trả hồ sơ nguyên nhân phổ biến là do sai thông tin người đại diện theo pháp luật, sai thông tin thành viên góp vốn, thiếu giấy tờ cá nhân hay sai về hình thức văn bản.
Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ hợp lệ thì bạn sẽ được cấp Giấy biên nhận có ghi rõ ngày trả kết quả.
Trên đây là phần giải đáp của Luật Gia Hoàn đối với câu hỏi của bạn đọc. Nếu bạn không thể tự mình làm các thủ tục doanh nghiệp thì hãy liên hệ với chúng tôi.
Luật Gia Hoàn – đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp. Phổ biến là các dich vụ thành lập doanh nghiệp, chữ ký số, hóa đơn điện tử… Đơn vị luôn tự hào khi có đội ngũ chuyên viên và tư vấn viên giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, trong lĩnh vực thủ tục thành lập doanh nghiệp dù là trực tiếp hay trực tuyến.
7. CÁC KÊNH HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN CHO DOANH NGHIỆP
Zalo: 0972.39.1526 – 0702.48.5555
Group zalo cập nhật chính sách, luật thuế mới: https://zalo.me/g/tfwshp852
Group zalo hỗ trợ chữ ký số, hóa đơn điện tử: https://zalo.me/g/fkqwcn211
Facebook Giám đốc : https://www.facebook.com/Luat.Gia.Hoan
Fanpage: https://www.facebook.com/LuatgiahoanHanoi0972391526
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCtWPfFBAlpJzu8Mbmu-1oSQ/videos